Trang chủ » ĐÀO TẠO » ISO 9001:2015 » ISO 9001 2015 là gì ?

ISO 9001 2015 là gì ?

 

ISO 9001 2015 là gì ? Bản chất và các yêu cầu ?

Rất nhiều người đang Với mục tiêu mang lại nhận thức đúng đắn về ISO 9001.  ISO 9001 không phải là tiêu chuẩn cho sản phẩm mà là tiêu chuẩn về Hệ thống quản lý chất lượng.

ISO – là tên viết tắt của Ủy ban Tiêu chuẩn hóa Quốc tế ISO. Ủy ban ISO là một Tổ chức phi Chính Phủ có nhiệm vụ xây dựng các Tiêu chuẩn áp dụng chung cho tất cả các nước  thành viên với mục tiêu tạo sự tương đồng về hệ thống Tiêu chuẩn trên toàn thế giới.

Tên đầy đủ của Tiêu chuẩn: ISO 9001:2015 – Hệ thống quản lý chất lượng – Các yêu cầu.

ISO 9001 là một Tiêu chuẩn đưa ra các nguyên tắc, nguyên lý và yêu cầu để thiết lập được một hệ thống quản lý chất lượng trong doanh nghiệp và áp dụng cho tất cả các loại hình doanh nghiệp không phân biệt quy mô hay loạI hình sản xuất, kinh doanh hay dịch vụ.

ISO 9001 do Ủy ban Tiêu chuẩn hóa Quốc tế ISO ban hành từ năm 1987 và đã trải qua 4 lần soát xét và hoàn thiện từ Phiên bản ISO 9000 năm 1987; ISO 9001:1994; ISO 9001:2000; ISO 9001:2008; và ISO 9001:2015.

 

THẾ NÀO LÀ MỘT HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THEO ISO 9001

ISO 9001 được xây dựng dựa trên kinh nghiệm thiết lập và vận hành hệ thống quản lý chất lượng của các chuyên gia và doanh nghiệp trong nhiều lĩnh vực sản xuất trên toàn thế giới.

ISO 9001 tập trung vào thiết lập một hệ thống quản lý để đảm bảo duy trì ổn định chất lượng sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp, tiến tới nâng cao và cải tiến chất lượng sản phẩm/dịch vụ.

Một Hệ thống quản lý chất lượng có thể được xây dựng dựa trên nhiều nguyên tắc tùy thuộc vào đặc thù ngành nghề. Tuy nhiên theo chuyên gia của TQC mọi hệ thống thông thường cần tập trung vào việc thiết lập các yêu cầu và quản lý sự tương tác giữa các yếu tố là 4M-1E-1I, cụ thể:

– Material – Nguyên vật liệu;

– Man – Con người;

– Machine – Máy móc trang thiết bị phục vụ sản xuất, kinh doanh

– Method – Công nghệ hoặc quy trình sản xuất;

– Enviromental – Môi trường cho vận hành sản xuất hoặc cung cấp dịch vụ;

– Information – Trao đổi và tiếp nhận các thông tin nội bộ cũng như bên ngoài

BẢN CHẤT CỦA ISO 9001

Quy định rõ Việc (việc gì cần làm), rõ Người (Ai làm, trách nhiệm, quyền hạn), rõ Cách làm (các bước, thao tác thực hiện công việc).

+ Làm thế nào thì chuẩn hóa và viết thành quy trình/hướng dẫn thực hiện.
+ Các Quy trình/hướng dẫn chuẩn đó đã được thiết lập thì phải được tuân thủ thực hiện;

Nhờ đó chủ doanh nghiệp kiểm soát được quá trình sản xuất và đảm bảo được chất lượng sản phẩm/dịch vụ ổn định, tiến tới nâng cao chất lượng sản phẩm.

CÁC YÊU CẦU TRONG TIÊU CHUẨN ISO 9001

Bộ Khung chính trong Tiêu chuẩn ISO 9001 là theo nguyên lý cải tiến liên tục PDCA tức là Plan – Do – Check – Action (Lập kế hoạch – Thực hiện theo kế hoạch – Kiểm tra việc thực hiện có đúng theo hoạch định – Hành động đánh giá, cải tiến:

Tiêu chuẩn ISO 9001:2015 phiên bản mới nhất có đưa ra các yêu cầu về xác định bối cảnh nội bộ, bối cảnh bên ngoài, phân tích các rủi ro/nguy cơ và đưa ra các biện pháp phòng ngừa rủi ro/nguy cơ vào việc hoạch định hệ thống quản lý chất lượng.
Cũng như các doanh nghiệp, Trung tâm Kiểm nghiệm và Chứng nhận chất lượng TQC cũng áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng vào chính các hoạt động của mình. Các chuyên gia của chúng tôi khi đánh giá không chỉ dựa vào kiến thức mà còn dựa vào kinh nghiệm của bản thân, của chính tổ chức để đưa ra được các giải pháp khách quan nhất, tạo thêm giá trị gia tăng cho các doanh nghiệp khách hàng của mình.

Các điều khoản yêu cầu trong ISO 9001:2015 gồm:

  1. Bối cảnh của tổ chức

4.1 Hiểu tổ chức và bối cảnh của tổ chức

4.2 Hiểu nhu cầu và mong đợi của các bên liên quan

4.3 Xác định phạm vi của hệ thống quản lý chất lượng

4.4 hệ thống quản lý chất lượng và các quá trình của hệ thống

  1. Sự lãnh đạo

5.1 Sự lãnh đạo và cam kết

5.2 Chính sách chất lượng

5.3 Vai trò, trách nhiệm và quyền hạn trong tổ chức

  1. Hoạch định

6.1 Hành động giải quyết rủi ro và cơ hội

6.2 Mục tiêu chất lượng và hoạch định để đạt được mục tiêu

6.3 Hoạch định sự thay đổi

  1. Hỗ trợ

7.1 Nguồn lực

7.2 Năng lực

7.3 Nhận thức

7.4 Trao đổi thông tin

7.5 Thông tin văn bản

  1. Vận hành

8.1 Hoạch định và kiểm soát vận hành

8.2 Yêu cầu đối với sản phẩm và dịch vụ

8.3 Thiết kế và phát triển sản phẩm và dịch vụ

8.4 Kiểm soát các quá trình, sản phẩm và dịch vụ được cung cấp từ bên ngoài

8.5 Sản xuất và cung cấp dịch vụ

8.6 Chuyển giao sản phẩm và dịch vụ

8.7 Kiểm soát đầu ra không phù hợp

  1. Đánh giá kết quả hoạt động

9.1 Theo dõi, đo lường, phân tích và đánh giá

9.2 Đánh giá nội bộ

9.3 Xem xét của lãnh đạo

  1. Cải tiến

10.1 Khái quát

10.2 Sự không phù hợp và hành động khắc phục

10.3 Cải tiến thường xuyên

 

Admin TTH

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *